Short Squeeze là thuật ngữ được sử dụng để mô tả hiện tượng xảy ra trên thị trường tài chính khi giá của một tài sản tăng mạnh khiến các nhà giao dịch đã bán khống trước đó bắt buộc phải đóng (mua vào) vị thế của mình. Hiện tượng ép mua xảy ra khi người bán quyết định đóng các vị thế bán khống của mình hoặc các vị thế đó bị đóng tự động do lệnh ngưng giao dịch (stop-out). Do đó, hiện tượng ép mua có thể tự nuôi dưỡng giúp kéo dài thêm hiện tượng này. Lo sợ rằng giá tài sản sẽ tiếp tục tăng lên, các nhà giao dịch đóng các vị thế bán khống của mình bằng các lệnh mua bắt buộc. Các lệnh mua này làm giá tài sản tăng lên. Điều này giống như đổ dầu vào ngọn lửa mua đang cháy, thu hút nhiều người mua hơn và đẩy giá cổ phiếu còn tăng mạnh hơn nữa.
Thông thường, hiện tượng ép mua xảy ra do các nhà giao dịch mở một số lượng lớn các vị thế bán khống có sử dụng đòn bẩy. Khi dùng đòn bẩy, nhà giao dịch có thể tích lũy vị thế có khối lượng lớn, lớn hơn gấp nhiều lần so với số vốn nhà giao dịch có khi không dùng đòn bẩy. Bằng cách dùng đòn bẩy và khối lượng giao dịch lớn, ngay cả một biến động giá nhỏ theo hướng ngược lại cũng có thể dẫn đến việc kích hoạt lệnh ngưng giao dịch.
Hiện tượng ép mua xảy ra ở tất cả các thị trường tài chính, nhưng xảy ra phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán. Những người bán khống thường tập trung vào các cổ phiếu mà họ cho rằng được thị trường định giá quá cao. Ví dụ như Tesla Inc. (TSLA) đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư với phương thức sáng tạo trong sản xuất và tiếp thị ô tô điện. Một bộ phận các nhà đầu tư đã đặt niềm tin vào tiềm năng của Tesla và mua cổ phiếu của công ty này. Một bộ phận nhà đầu tư khác – những người bán khống lại đặt cược vào sự thất bại của Tesla thông qua các vị thế khối lượng lớn của mình. Vào đầu năm 2019, hơn 20% số cổ phiếu đang lưu hành nằm trong vị thế bán khống. Từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, cổ phiếu Tesla đã tăng 400%. Những người bán khống đã phải nhận thất bại, với số tiền thua lỗ khoảng 8 tỷ USD.
Một ví dụ khác đó là cổ phiếu nổi tiếng của GameStop Corp. (GME), là cổ phiếu trở thành mục tiêu của những người bán khống do có sự cạnh tranh gia tăng và lượng người đến trung tâm mua sắm giảm. Sự quan tâm đến các vị thế bán khống của những cổ phiếu này là rất lớn và tăng lên mỗi ngày. Sau đó vào đầu năm 2021, bắt đầu xuất hiện tin đồn rằng công ty có thể có lãi trở lại sau vài năm nữa. Tuyên bố này cũng đã được quảng cáo trên Reddit. Ngoài ra, các nhà đầu tư lớn cũng đã mở những vị thế mua vào với cổ phiếu này. Giá cổ phiếu của GameStop tăng bùng nổ do các quỹ phòng hộ lớn đã đóng các vị thế bán khống của mình để giảm thua lỗ.
Trên thị trường forex, hiện tượng ép mua xảy ra cả chiều giá tăng và giá giảm. Nhưng chủ yếu là trên các khung thời gian ngắn và chủ yếu là trong khoảng thời gian có biến động mạnh. Do đó, xét về mặt thời gian, quy mô của những đợt ép mua này không thể so sánh được với thị trường chứng khoán vốn có thể kéo dài hàng tuần.
Làm thế nào để nhận biết việc sắp xảy ra hiện tượng ép mua?
Có một chỉ số về tỷ lệ phần trăm của các vị thế bán khống, đây là tỷ lệ phần trăm của tổng số cổ phiếu hiện đang được nắm giữ bởi những người bán khống. Nếu tỷ lệ phần trăm của tổng số cổ phiếu hiện đang được bán khống cao hơn nhiều so với quy chuẩn, thì khả năng cao sẽ xảy ra hiện tượng ép mua.
Từ khía cạnh phân tích kỹ thuật, chỉ báo về hiện tượng bán khống sắp xảy ra đó là sự tích lũy giá trong thời gian dài mà không có sự thay đổi đáng kể của giá về một hướng. Những khoảng thời gian như vậy còn được gọi là thị trường phẳng hoặc cân bằng khi giá giao dịch trong một hành lang giá rõ ràng. Và giá giao dịch trong một hành lang như vậy càng lâu thì sự biến động lớn về phía các ngưỡng dừng lỗ và ngừng giao dịch càng mạnh mẽ.
Các nhà giao dịch khối lượng lớn có thể sử dụng các công cụ như phân tích delta (chênh lệch giữa giá mua và giá bán). Điều này cho phép bạn xác định có bao nhiêu nhà giao dịch mua và bán trong hành lang giá. Theo nguyên tắc thông thường, nếu hành lang giá có quá nhiều người bán khống, khả năng xảy ra hiện tượng ép mua sẽ tăng lên và ngược lại.
Trong biểu đồ bên dưới, trong các vùng tích lũy, sự chiếm ưu thế của các vị thế âm (delta âm) dẫn đến việc tăng giá mạnh. Ngược lại, ưu thế thuộc về bên mua (delta dương) dẫn đến sự giảm giá.
ขอให้ได้รับกำไรจากการซื้อขายนะคะ