Forex

Th7 4

11 thời gian đọc ước tính

Nhà cung cấp thanh khoản Forex (bộ tổng hợp thanh khoản) là ai?

Nhà cung cấp thanh khoản Forex (bộ tổng hợp thanh khoản) là ai?

Việc hiểu được định nghĩa của thanh khoản sẽ giúp hiểu được nhà cung cấp thanh khoản là gì. Tóm lại, đây là khả năng có thể mua/bán một tài sản (hàng hóa, tiền tệ) một cách nhanh chóng theo giá thị trường. Đó là sự thanh khoản tốt. Nếu không có khả năng làm được như vậy – thì đó là sự thanh khoản kém. Sự chênh lệch giá càng nhỏ (sổ lệnh chênh lệch thấp) và càng nhiều giao dịch được thực hiện trên mỗi đơn vị thời gian thì tính thanh khoản càng tốt, và ngược lại.

Nhà cung cấp thanh khoản – một pháp nhân cung cấp các điều khoản trao đổi/giao dịch có lợi hơn do có khối lượng cung và cầu lớn hơn. Nhà cung cấp thanh khoản giống như đại lý cung cấp hàng hóa bán buôn lớn vậy. Nếu không có nhà cung cấp thanh khoản, một nhà môi giới Forex thông thường sẽ không thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Sau cùng thì đối với mỗi giao dịch mua của khách hàng, cần phải tìm được người bán ở phía đối diện và ngược lại, và để đạt được những điều kiện lý tưởng như vậy khi người mua và người bán gặp được nhau thực hiện giao dịch, với số lượng và mức giá phù hợp tại một thời điểm nhất định là khá khó khăn; trừ khi nhà môi giới là một ngân hàng lớn và có dự trữ thanh khoản. Tuy nhiên, theo quy định, hầu hết các nhà môi giới Forex đều là bên trung gian giữa nhà cung cấp và khách hàng, vì vậy bạn chỉ có thể giao dịch với nhà cung cấp thanh khoản.

Về cơ bản, tất cả nhà cung cấp thanh khoản được chia theo hai cấp: Cấp 1 và Cấp 2.

Cấp 1 là những nhà cung cấp lớn trao đổi với nhau trong mạng lưới ECN.

ECN (Mạng Truyền thông Điện tử) – Đây là mạng lưới truyền thông điện tử khổng lồ kết nối các nhà cung cấp thanh khoản lớn nhất. Các nhà cung cấp Cấp 1 gồm có các ngân hàng quốc tế lớn như Morgan Stanley, Bank of America, Goldman Sachs, J.P. Morgan, Barclays Capital Bank, Citibank, Deutsche Bank, Nomura và các ngân hàng khác. Những nhà cung cấp lớn này cũng bao gồm cả các sàn giao dịch tài chính quốc tế dành cho giao dịch hợp đồng tương lai, quyền chọn và các sản phẩm tài chính khác. Những nhà cung cấp này gồm có Sở Giao dịch Hợp đồng Tương lai Tài chính Quốc tế Luân Đôn, CME Group (Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago), CBOE (Sở Giao dịch Quyền chọn Chicago), ICE (Sở Giao dịch Quốc tế), Sở Giao dịch Quyền chọn châu Âu, Deutsche Börse, Sở Giao dịch Tiền tệ Quốc tế Singapore, và các sở giao dịch khác. Các quỹ phòng hộ lớn, quỹ tương hỗ và các công ty đầu tư cũng giao dịch trên mạng ECN.

Phần lớn các nhà môi giới Forex (>90%) không thể tiếp cận thanh khoản của nhà cung cấp thanh khoản Cấp 1 và các sàn giao dịch được chỉ định, đơn giản chỉ vì họ (nhà cung cấp) chỉ cung cấp thanh khoản khối lượng lớn. Do đó, có những nhà cung cấp thanh khoản nhỏ hơn thuộc Cấp 2 và có được sự tiếp cận thanh khoản của các ngân hàng này (một hoặc nhiều), hoặc tốt hơn nữa là tiếp cận được mạng ECN và chính các sàn giao dịch. Khi một nhà môi giới Forex có được sự tiếp cận trực tiếp với một nhà cung cấp thanh khoản Cấp 2 nhỏ như vậy, nhà môi giới này được gọi là nhà môi giới STP.

Straight Through Processing (STP) tạm dịch là xử lý giao dịch trực tiếp. Đó là một phương thức xuất lệnh của khách hàng trực tiếp đến nhà cung cấp thanh khoản mà không có bất kỳ sự can thiệp nào.

Khi một nhà môi giới Forex có kết nối trực tiếp đến nhà cung cấp thanh khoản lớn Cấp 1 (ngân hàng lớn) hoặc với nhóm các nhà cung cấp thanh khoản nhỏ hơn Cấp 2 (có một số nhà cung cấp), đây được gọi là nhà môi giới DMA (Tiếp cận Thị trường Trực tiếp).

Khi một nhà môi giới Forex có được sự tiếp cập trực tiếp vào nhóm thanh khoản của các nhà cung cấp lớn Cấp 1, và đây là mạng ECN hoặc mạng liên ngân hàng, thì những nhà môi giới này được gọi là nhà môi giới ECN.

Có rất ít nhà môi giới ngoại hối Forex ECN thực sự trên thị trường, và mức khởi đầu tối thiểu cho những nhà môi giới như vậy là khoảng 10-25 nghìn đôla. Bất cứ con số nào dưới 10k thì 99% không thuộc mạng ECN. Trong hầu hết các trường hợp, đây sẽ là nhà môi giới STP. Không ai cho phép bạn vào được mạng “Interbank” với một trăm đôla cả, và đây là sự thật phải chấp nhận. Vì vậy, thật vô nghĩa khi các nhà giao dịch lẻ thông thường có suy nghĩ muốn tham gia vào một ECN thực sự khi mà khoản tiền nạp tối thiểu yêu cầu là 10k. Tuy nhiên, các nhà cung cấp thanh khoản Cấp 2 sẽ sẵn sàng cung cấp thanh khoản trong phạm vi hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm nghìn đôla nếu bạn cần.

Điều quan trọng là phải hiểu rằng quá trình tổng hợp thanh khoản này mang tính tự động và rất nhanh nhờ vào phần mềm hiện đại. Đó là lý do tại sao thuật ngữ bộ tổng hợp thanh khoản là phần mềm giúp cung cấp các lệnh đặt mua cần thiết ở mức giá tốt nhất được thu thập từ các nhà cung cấp thanh khoản khác nhau.

Trong trường hợp không có đối tác phù hợp có khối lượng ở mức hiện tại, giao dịch sẽ được thực hiện với mức giá gần nhất có thể và lệnh của bạn sẽ có sự “trượt giá”. Nhưng bản thân quá trình gửi và xử lý lệnh sẽ diễn ra nhanh đến mức bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ sự khác biệt nào giữa giao dịch được thực hiện với khách hàng của nhà môi giới, hoặc giao dịch với nhà cung cấp thanh khoản.

Vì vậy “trượt giá” là dấu hiệu của việc không có đủ thanh khoản ở thời điểm hiện tại. Và đây là một trong những yếu tố ước tính mức thanh khoản của nhà môi giới. Nhưng bạn không thể kiểm tra chỉ số này trong thời gian công bố các sự kiện kinh tế quan trọng. Tại thời điểm này, một số lượng lớn người tham gia vào thị trường rút lệnh của mình ra khỏi sổ lệnh, do đó làm giảm đáng kể tính thanh khoản. Đây là lý do mức độ biến động tăng mạnh trong thời gian công bố tin tức (có ít thanh khoản ở mức giá gần nhất và giá sẽ tìm kiếm mức cao hơn/thấp hơn), và xảy ra trượt giá “mạnh” và biên độ mở rộng.

Chúc bạn giao dịch hiệu quả.