«Bắt dao rơi» — câu nói này dùng để mô tả tình huống khi một nhà giao dịch cố gắng mua một tài sản (tiền tệ, chứng khoán, hợp đồng tương lai, v.v.) tại thời điểm giá của nó đang giảm nhanh chóng, hy vọng giá sẽ tăng trở lại hoặc đảo ngược. Cụm từ này thường được sử dụng diễn đạt như «Đừng cố bắt dao rơi», nghĩa là «hãy đợi cho giá tạo đáy trước khi mua vào.»
Tại sao không khuyến nghị «bắt dao rơi»?
- Khi giá đang giảm mạnh, điều này có nghĩa là có nhiều lệnh bán đang được đưa vào thị trường, nhiều hơn số lệnh mua vào. Đây là sự mất cân bằng về phía cung. Và cho đến khi giá đạt đến vùng hỗ trợ hoặc vùng thanh khoản lớn thì khi đó sự mất cân bằng được đảo ngược, sau đó sự sụt giảm sẽ tiếp tục xảy ra.
- Về mặt thống kê, khi thị trường trong tình trạng «dao rơi», giá có thể tạo ra thêm 1-3 lần phá vỡ đi xuống. Trong trường hợp này, xác suất tiếp tục xu hướng giảm là 70-80%, trong khi xác suất phục hồi chỉ là 20-30%.
- Với giao dịch theo kiểu «bắt dao rơi», nhà giao dịch mở vị thế đi ngược lại xu hướng, trong khi đó một việc tốt hơn nên làm là luôn giao dịch theo xu hướng chứ không phải là ngược xu hướng
- Khi nhà giao dịch mua vào trong trạng thái “bắt dao rơi” và giá tiếp tục giảm, nhà giao dịch bắt đầu mua vào nhiều hơn khi giá giảm thấp hơn, nhằm tạo trung bình giá cho điểm vào lệnh của mình và làm tăng nguy cơ mất tiền. Trong trường hợp này, nhà giao dịch bắt đầu không dựa theo chiến thuật giao dịch mà dựa vào may mắn, hy vọng rằng số tiền nạp của mình sẽ đủ để chịu được việc sụt giảm vốn.
- Giá trong vùng quá bán cũng như giá trong vùng quá mua chỉ là những vùng gợi ý về việc giá có thể đảo chiều, nhưng không ai biết vùng này có thể lớn đến mức nào. Hơn nữa, theo một số nhà đầu tư, không có chuyện “giá quá cao” hay “giá quá thấp”. Mọi thứ đều được quyết định bởi tâm lý thị trường, thể hiện ở số lượng vị thế được mở tại mức giá hiện tại. Cả nhà tạo lập thị trường lẫn nhà giao dịch cá nhân đều không biết tâm lý thị trường sẽ thay đổi vào lúc nào.
Giao dịch mua trong thời gian “dao rơi” của thị trường sẽ trông như thế này:
Tại sao các nhà giao dịch vẫn cố gắng bắt dao rơi?
- Cố gắng vào thị trường ở mức giá thấp nhất, theo như họ tưởng.
- Tự tin rằng giá đang ở vùng quá bán.
- Lòng tham.
“Việc bắt dao rơi” giống như cố gắng dừng một đoàn tàu đang chạy quá tốc độ vậy. Không khuyến nghị mở vị thế mua trong thời gian biến động giảm mạnh. Nhưng rất khó để nhà giao dịch có thể làm được như vậy.
Đó là lý do mà chúng tôi quyết định đưa ra một số công cụ giúp nhà giao dịch “bắt dao rơi” ở những vùng mà giá có khả năng cao sẽ tăng trở lại:
-
POC (Điểm kiểm soát) của ngày hoặc tuần — vùng có khối lượng lớn nhất của ngày hoặc tuần.
Ví dụ:
-
Các vùng trống thanh khoản hoặc vùng khoảng trống giá phù hợp.
Ví dụ:
-
Các vùng có thanh khoản lớn năm bên ngoài mức giá thấp nhất của ngày, tuần, tháng hoặc năm.
Ví dụ:
-
Khối lượng cao nhất của ngày hoặc tuần ở đuôi nến. Chỉ báo này hoạt động tốt nhất với khối lượng của các sản phẩm hợp đồng tương lai. Ví dụ như bạn có thể đang quan sát hợp đồng tương lai Nasdaq (NQ) hoặc Vàng (GC) và giao dịch tương ứng chỉ số US100 hoặc XAUUSD trên Forex.
Ví dụ đối với GC:
Ví dụ đối với XAU/USD:
-
Sự phân kỳ trên cả hai chỉ báo MACD và RSI.
Ví dụ:
-
Vùng Tăng giảm cơ sở — đây là vùng mà trước đó đã có sự thay đổi trong tâm lý thị trường đối với việc mua vào.
Ví dụ:
Tốt nhất là những yếu tố này phải bổ sung cho nhau. Càng có nhiều sự trùng hợp trong một vùng thì càng tốt.
Thông thường, nhà đầu tư và nhà giao dịch được khuyến nghị nên thận trọng cân nhắc việc «bắt dao rơi.» Điều quan trọng là phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích lý do dẫn đến sự giảm giá và xem xét các điều kiện thị trường tổng thể trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào. Đa dạng hóa và quản lý rủi ro cũng là những chiến thuật quan trọng để giảm thiểu tổn thất tiềm ẩn trên thị trường tài chính đầy biến động.
Chúc bạn giao dịch thành công.