- Cục Dự trữ Fed của Mỹ sẽ tạm dừng việc tăng lãi suất trong năm nay
Khi nào việc này sẽ xảy ra? Khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đạt được ngưỡng lãi suất mục tiêu 5%-5,25%. Lãi suất hiện tại của Fed là 4,5%. Việc này có nghĩa là còn 0,5%-0,75% để đạt được mục tiêu. Các quỹ phòng hộ dự đoán rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% vào mỗi cuộc họp của mình vào tháng Hai, tháng Ba và tháng Năm. Và sau đó, Ngân hàng Trung ương sẽ tạm dừng tăng lãi suất cho đến cuối năm 2023. Các quan chức ám chỉ rằng họ có thể không cắt giảm lãi suất cho đến năm 2024, do lo ngại về tính ổn định của các thành phần chính cấu thành nên lạm phát. Luận điệu “diều hâu” này có thể là kết quả của những lo ngại về việc sự sụt giảm mạnh gần đây của lợi suất trái phiếu kho bạc và đồng đôla, kết hợp với sự chênh lệch tín dụng đang thu hẹp sẽ làm xấu thêm các điều kiện tài chính. Tuy nhiên, các chỉ số lạm phát cơ bản thấp hơn của tháng 10 và tháng 12, kết hợp với dữ liệu bất động sản kém và niềm tin doanh nghiệp suy yếu đã khiến thị trường kỳ vọng vào việc bắt đầu cắt giảm lãi suất vào nửa cuối năm 2023.
- Châu Âu bước vào suy thoái
Giá năng lượng thấp hơn đã tạm thời ngăn suy thoái kinh tế của châu Âu. Nhưng hầu hết các chỉ số đều vẫn còn yếu. Suy thoái trong các quý trong mùa đông vẫn rất có thể xảy ra, mặc dù có thể sẽ không sâu bằng. Trong quý đầu tiên, ECB có thể thắt chặt lãi suất thêm 50 bps nữa, cũng như bắt đầu giảm dần bảng cân đối kế toán. Định giá thị trường tiền tệ cho thấy lãi suất sẽ đạt đỉnh vào tháng 6 năm 2023 ở mức khoảng 2,75%-3%, nhưng một số người cho rằng lãi suất cuối cùng sẽ cao hơn con số này do áp lực giá cơ bản vẫn còn mạnh và chính sách tài khóa mở rộng có thể làm tăng lạm phát. Liệu ECB có thể duy trì chính sách diều hâu mà không làm tổn hại quá nhiều đến nền kinh tế châu Âu hay không? Nhiều khả năng là không. Và điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), khiến triển vọng về đồng euro và bảng Anh suy yếu trở thành một kịch bản nhiều khả năng xảy ra trong năm nay.
- Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể thay đổi chính sách
Năm 2022 chứng kiến hầu hết các ngân hàng trung ương chuyển sang hình thức chính sách thắt chắt để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, có một ngoại lệ đáng chú ý đó là Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn giữ chính sách lỏng lẻo và thụ động. Vào thời gian đầu của năm 2022, việc này dẫn đến sự giảm giá nghiêm trọng của đồng Yên Nhật do chỉ số đồng đôla tăng. Nhưng gần đến cuối năm 2022, một sự thay đổi được bắt đầu ở Nhật Bản và lạm phát bắt đầu đi lên. Tất nhiên, sự lạm phát này khác xa so với lạm phát tăng mạnh ở các quốc gia khác, nhưng với lạm phát ở mức cao nhất trong 40 năm và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn là bên đứng ngoài trong bức tranh lãi suất toàn cầu, câu hỏi đặt ra là họ có thể duy trì chính sách này trong bao lâu? Và điều này có thể sẽ xảy ra khi một thống đốc mới của BoJ được bầu. Cuộc bầu chọn này sẽ diễn ra vào mùa xuân năm 2023. Có vẻ như đến cuối năm 2023, chúng ta vẫn sẽ thấy các chính sách được giữ nguyên như trước.
- Nền kinh tế Trung Quốc đang phụ thuộc vào việc bơm tiền từ ngân sách
Ngày càng nhiều chính quyền địa phương chuyển sang các biện pháp nới lỏng hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống Covid với hy vọng mở cửa nền kinh tế. Nhưng chính điều này đã dẫn đến đợt bùng phát dịch bệnh kỷ lục mới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ trích định nghĩa của Trung Quốc về tử vong do COVID-19 và cảnh báo rằng các số liệu thống kê chính thức không cho thấy tác động thực sự của đợt bùng phát. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số bán lẻ, lĩnh vực sản xuất và nhu cầu dầu mỏ (Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu). Trung Quốc đã tăng hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ trong đợt đầu tiên dành cho năm 2023, điều này cho thấy kỳ vọng về nhu cầu nội địa ở mức thấp. Xuất khẩu cũng đang suy yếu do lạm phát cao ở Mỹ và châu Âu. Sự hỗ trợ duy nhất cho nền kinh tế hiện nay là việc chi tiêu ngân sách, vốn nhằm phát triển công nghệ tiên tiến và năng lượng mới.
- Cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn
Bên cạnh câu chuyện toàn cầu về giá năng lượng và lạm phát cao, cuộc chiến ở Ukraine vẫn tiếp diễn. Nga không muốn từ bỏ ý định chiếm giữ một số phần lãnh thổ của Ukraine bằng biện pháp quân sự. Các nước phương Tây giúp đỡ Ukraine cả về tài chính và vũ khí, hiểu rằng nếu Ukraine thua, châu Âu sẽ là mục tiêu tiếp theo, đặc biệt là các nước vùng Baltic và Ba Lan. Rõ ràng Nga không thể đạt được mục tiêu của mình nên nước này tiếp tục tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Toàn bộ thế giới văn minh đều hiểu rằng các quan chức Moscow không khác gì những kẻ khủng bố, nhưng nỗi lo sợ về mối đe dọa hạt nhân khiến họ không thể nhanh chóng kết thúc được vấn đề này. Năm nay, cuộc xung đột này dự kiến sẽ tiếp tục, với khả năng xảy ra một cuộc phản công của lực lượng vũ trang Ukraine, lực lượng này sẽ cố gắng lấy lại các vùng lãnh thổ đã bị chiếm đóng bằng vũ khí mới. Tất cả những điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường tài chính, đặc biệt là cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.
Chúc bạn giao dịch hiệu quả!