Một năm trước, Nga đã phát động cuộc xâm lược phi lý đối với Ukraine. Cuộc chiến này đã gây ra cú sốc nặng cho nền kinh tế thế giới, đặc biệt là thị trường năng lượng và thực phẩm, làm giảm nguồn cung và khiến cho giá cả tăng lên mức không thể ngờ đến. Chiến tranh tạo thêm áp lực lên lạm phát. Tỷ lệ lạm phát tăng không chỉ ở châu Âu mà còn trên toàn thế giới. Nền kinh tế khu vực đồng euro có độ mở cao so với các khu vực kinh tế khác, khiến cho khu vực này này dễ bị tổn thương trước sự gián đoạn của các thị trường và chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nước châu Âu phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng từ Nga, chiếm hơn một nửa mức tiêu thụ năng lượng của khu vực đồng euro trong năm 2020. Trước chiến tranh, Nga là nhà cung cấp các nguồn năng lượng chính (dầu mỏ, khí đốt, than đá) cho châu Âu. Ukraine cũng đóng vai trò lớn trong việc nhập khẩu lúa mì, thực phẩm và phân bón cho khu vực đồng tiền chung euro. Do khu vực đồng euro phụ thuộc nhiều vào năng lượng nhập khẩu, việc tăng giá của năng lượng nhập khẩu đã khiến cho chi phí tăng mạnh, dẫn đến giá cả mọi mặt hàng từ thực phẩm đến xe hơi đều tăng cao.
Do đó vào tháng 12 năm 2021, ECB bắt đầu chính sách bình thường hóa bằng cách tăng lãi suất và giảm bảng cân đối kế toán. Chính phủ các nước châu Âu cũng đã làm rất nhiều để giảm tác động của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Để không gây sốc cho người tiêu dùng trong nước, các nước EU đã phải bù giá cao từ ngân sách nhà nước. Theo tổ chức về chính sách Bruegel của Bỉ, việc trợ giá khí đốt, điện và xăng đã khiến EU tiêu tốn 600 tỷ euro kể từ tháng 9 năm 2021.
Các nước châu Âu bắt đầu khẩn trương tìm kiếm nguồn thay thế dầu mỏ và khí đốt giá rẻ của Nga. Ba cách để giảm phụ thuộc vào Nga đã được xem xét: đa dạng hóa nguồn cung, sử dụng năng lượng hiệu quả và đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo. Về mặt đa dạng hóa, việc mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các nhà cung cấp như Hoa Kỳ, Qatar, Na Uy và Algeria đã được tăng lên.
Ngoài ra còn có các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và các nguồn năng lượng của Nga. Vào năm 2022, mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã giảm gần 20%, giúp EU đối phó với việc nhập khẩu khí đốt từ Nga giảm, một phần do các lệnh trừng phạt của EU. Việc này cũng đã giúp tăng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng xanh để giảm sự phụ thuộc năng lượng của EU. Những nỗ lực tiết kiệm năng lượng và đa dạng hóa nguồn cung năng lượng đã khiến giá khí đốt tự nhiên giảm mạnh trong những tháng gần đây. Do đó, áp lực lạm phát đã bắt đầu giảm và nền kinh tế đã cho thấy một số phục hồi bất ngờ. Tương ứng với khả năng phục hồi đáng kể của toàn bộ nền kinh tế trước những ảnh hưởng của chiến tranh, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên minh Kinh tế và Tiền tệ này được thành lập. EU có thể sẽ tránh được một cuộc suy thoái lớn, ngay cả khi giá năng lượng cao ngất ngưởng, niềm tin suy giảm và lãi suất tăng đè nặng lên nền kinh tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng cho cả khối, viện dẫn lý do về khả năng phục hồi bất ngờ.
Bất chấp những tín hiệu tích cực này, cần phải nhớ rằng chiến tranh vẫn tiềm ẩn những rủi ro kinh tế lớn và có thể khiến giá cả tăng trở lại, đặc biệt là giá năng lượng và lương thực. Từ đầu năm đến nay, Nga đã cắt nguồn cung nhiên liệu xanh nhằm gây khủng hoảng kinh tế cho các nước châu Âu. Tuy nhiên, không hề có nạn đói “Holodomor” hay ” đóng băng cả châu Âu” nào xảy ra mà vốn được các phương tiện truyền thông Nga ra sức tuyên truyền. Moscow tìm cách gây bất ổn cho hệ thống năng lượng của Liên minh châu Âu và khiến cho việc hỗ trợ cho Ukraine trở nên bất lợi. Nhưng thời tiết ấm áp đã giúp người châu Âu vượt qua được mùa đông năm nay. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước vì EU chỉ tự cung năng lượng một cách độc lập khỏi Nga ở mức ⅔. Nhưng các chiến lược gia tin rằng châu Âu sẽ có thể thay thế gần như hoàn toàn các nguồn năng lượng từ Nga trong vòng hai năm tới.
Toàn bộ thế giới văn minh đã đoàn kết để chống lại Nga. Nga hiện phải chịu số lượng lệnh trừng phạt lớn nhất thế giới – 14.081 lệnh trừng phạt (trước chiến tranh là 2.754 lệnh trừng phạt). Lấy ví dụ như Iran có số lệnh trừng phạt cao thứ hai là 4.191. Nền kinh tế Nga chỉ có thể chịu được sự tấn công dồn dập này là nhờ vào lượng dự trữ tích lũy và việc bán tài nguyên năng lượng cho các nước châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc. Nhưng doanh thu của Moscow đã giảm đáng kể và sẽ tiếp tục giảm. Việc duy trì cuộc chiến ngày càng trở nên khó khăn, trong khi Mỹ, EU và NATO vẫn luôn tăng cường hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine. Và nền kinh tế châu Âu hiện đã mạnh và tăng trưởng trở lại. Kết quả của cuộc chiến đã có thể nhìn thấy trước. Nga chỉ có hai lựa chọn – chấp nhận thất bại và rút quân khỏi Ukraine hoặc đi đến cùng, sử biện pháp cuối cùng – vũ khí hạt nhân, thứ vũ khí có thể dẫn đến bùng nổ Thế chiến Thứ Ba. Ngoài ra còn có lựa chọn thứ ba – bằng cách đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, Nga có thể buộc Ukraine từ bỏ một phần lãnh thổ của mình (khu vực Donetsk và Luhansk) và công nhận Crimea là của Nga, giống như kịch bản vĩ tuyến 38 của Triều Tiên. Thời gian sẽ cho biết cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào. Nhưng mọi quốc gia đều đã hiểu về người Nga và “Chủ nghĩa dân tộc Nga (Rashism)” còn tệ hơn cả “Chủ nghĩa phát xít”.
Chúc bạn giao dịch hiệu quả.