Hôm nay chúng ta hãy cùng bàn về thuật ngữ “Tính thanh khoản của thị trường”. Có rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ này trên mạng, nhưng chúng thường khá phức tạp hoặc quá khó hiểu.
Hãy nói đơn giản thế này: “Thanh khoản = Tiền.” Tính thanh khoản của thị trường đồng nghĩa mức giá nào có nhiều người giao dịch thì tính thanh khoản càng cao và ngược lại. Thông thường, tính thanh khoản được tính dựa trên khối lượng giao dịch đang chờ xử lý hiện có trên thị trường. Đây là tất cả các lệnh đang chờ xử lý (giới hạn và dừng) chưa khớp hoặc chưa tìm thấy người tham gia giao dịch thứ hai.
Tính thanh khoản cao là khi ở mỗi mức giá, lượng lệnh đối ứng quá lớn nên giá khó có thể biến động theo bất cứ hướng nào. Tính thanh khoản thấp là khi có rất ít hoặc không có khối lượng lệnh đối ứng ở các mức giá. Trong trường hợp này, giá có thể di chuyển nhanh chóng và tùy ý cho đến khi tìm thấy đủ thanh khoản để ngăn chặn chuyển động này.
Trước khi chuyển sang ví dụ, điều quan trọng cần lưu ý là các lệnh thị trường (lệnh dừng) chỉ được thực hiện đối với các lệnh giới hạn trên thị trường tài chính.
Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang ví dụ.
Giả sử một trader muốn mua 10 lô trên cặp tiền tệ EUR/USD với giá 1,0000. Trader nhấp vào nút mua và lệnh này bắt đầu tìm kiếm các lệnh đối ứng (lệnh giới hạn bán) có thể đáp ứng khối lượng nói trên. Người mua phải tìm người bán để giao dịch diễn ra, như trong cuộc sống thực. Nhưng giả sử chỉ có năm lệnh giới hạn bán ở mức giá 1,0000. Với giá 1,0001, chỉ còn ba lô và hai lô nữa với giá 1,0002. Cuối cùng, giá EUR/USD sẽ tăng từ 1,0000 lên 1,0002, làm tăng mức giá vào lệnh trung bình cho người mua. Và đây là lý do tại sao các giao dịch có thể bị “trượt giá” trên thị trường. Tình trạng trượt giá chỉ xảy ra với các lệnh thị trường khi các lệnh giới hạn đối ứng không thể đáp ứng đầy đủ khối lượng lệnh thị trường. Do đó, giá sẽ di chuyển đến mức tiếp theo và xa hơn cho đến khi lệnh thị trường được thỏa mãn hoàn toàn.
Tại sao việc các trader nắm rõ tính thanh khoản của thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng?
Tính thanh khoản của thị trường đóng vai trò quan trọng do một số nguyên nhân chính đáng, nhưng chủ yếu là vì nó ảnh hưởng đến tốc độ mở và đóng vị thế của trader một cách nhanh chóng và chính xác. Đây là lý do tại sao việc giao dịch các công cụ có đủ thanh khoản và tránh các công cụ có tính thanh khoản thấp lại vô cùng quan trọng.
Trước khi công bố tin tức quan trọng (Tuyên bố FOMC, Bảng lương phi nông nghiệp, Chỉ số giá tiêu dùng, Quyết định lãi suất, v.v.), các thuật toán giao dịch của nhà tạo lập thị trường loại bỏ hầu hết các lệnh giới hạn, bên cả phe mua và phe bán. Đây là lý do tại sao một lượng nhỏ khối lượng thị trường hoàn toàn mới có thể gây ra sự thay đổi giá đáng kể tại thời điểm này. Nguyên nhân là bởi không có đủ thanh khoản ở các mức giá gần nhất. Nói cách khác, tính thanh khoản thấp gây ra biến động cao, và ngược lại; tính thanh khoản cao khiến thị trường biến động thấp.
Thị trường tài chính sống và tồn tại là nhờ lượng thanh khoản mới này. Theo quy luật, lượng thanh khoản mới đứng sau các mức giá cực đoan (mức cao/thấp của phiên giao dịch trong ngày, tuần hoặc tháng). Ngoài ra còn có rất nhiều thanh khoản đứng sau các đỉnh hoặc đáy bằng nhau (đáy đôi/ba). Và đây là lý do chính khiến thị trường có xu hướng chạy theo những mức giá này.
Chúc bạn có những giao dịch thuận lợi.