Xác định xu hướng trên biểu đồ giá bao gồm việc phân tích biến động giá trong một khoảng thời gian cụ thể để xác định hướng di chuyển chính của giá.
Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng để xác định xu hướng trên biểu đồ giá:
1. Đánh giá về mặt trực quan
Một trong những cách đơn giản nhất để xác định xu hướng là thực hiện đánh giá trực quan biểu đồ giá. Hãy tìm mô hình chung có các đỉnh cao dần và đáy cao dần trong xu hướng tăng, hoặc các đỉnh thấp dần và đáy thấp dần trong xu hướng giảm. Xu hướng đi ngang có thể có nhiều chuyển động giá theo hướng đi ngang hơn mà không có một xu hướng tăng hay giảm rõ rệt.
Có những cấu trúc thị trường không tập trung vào xu hướng đi ngang mà chỉ tập trung vào cấu trúc tăng giảm.
2. Đường xu hướng
Đường xu hướng được vẽ bằng cách nối các đỉnh hoặc đáy đảo chiều trên biểu đồ giá. Xu hướng tăng có đặc trưng là đường xu hướng tăng dần được vẽ dọc theo các mức đáy đảo chiều, trong khi xu hướng giảm được biểu thị bằng đường xu hướng giảm dần được vẽ dọc theo các mức đỉnh đảo chiều.
Có nhiều cách để vẽ đường xu hướng, nhưng một trong những phương pháp hiệu quả nhất chắc chắn là phương pháp Victor Sperandeo. Victor Sperandeo, hay còn được gọi là Trader Vic, là nhà giao dịch và tác giả nổi tiếng nhờ các chiến thuật giao dịch và sự am hiểu sâu sắc của mình. Hai trong số những khái niệm đáng chú ý của ông chính là mô hình “Đường xu hướng” và mô hình “Thay đổi xu hướng 1-2-3”.
Các đường xu hướng của Victor Sperandeo:
Sperandeo đưa ra gợi ý rằng một đường xu hướng hợp lệ phải có ít nhất hai điểm chạm để xác nhận tầm quan trọng của nó, và sau lần chạm thứ hai, giá sẽ cập nhật điểm cao/thấp mới. Nếu điểm giá cao/thấp không được cập nhật thì điểm giá này không được tính đến.
Kết quả là có thể hình thành nhiều xu hướng cùng một lúc với tốc độ khác nhau và giá thường sẽ hút những đường này giống như nam châm.
3. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Trong xu hướng tăng, ngưỡng kháng cự cũ thường sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ mới. Trong xu hướng giảm, ngưỡng hỗ trợ cũ thường sẽ trở thành ngưỡng kháng cự mới.
Việc giá bật ra khỏi những ngưỡng này sẽ cho biết sức mạnh của xu hướng.
4. Chỉ báo kỹ thuật
Có nhiều chỉ báo kỹ thuật có thể giúp xác định xu hướng. Những chỉ báo phổ biến nhất trong số này là:
- Các đường trung bình động;
- Chỉ báo Alligator;
- Đường trung bình động hội tụ/phân kỳ (MACD);
- Đám mây Ichimoku;
- Dải Bollinger.
Chắc chắn mọi nhà giao dịch Forex đều đã nghe đến những cái tên này và đã sử dụng trong thực tế. Nhưng hôm nay, chúng tôi muốn trình bày thêm một chỉ báo kỹ thuật, một giải pháp thay thế trong việc xác định xu hướng và không hề kém hiệu quả hơn, thậm chí trong một số thời điểm còn hiệu quả hơn trong việc xác định xu hướng và sự đảo chiều. Đó là chỉ báo WATR. Chỉ báo này hoàn toàn miễn phí và hiện có cả trên nền tảng MT4 và MT5.
Chỉ báo Khoảng dao động trung bình thực tế tỉ trọng (WATR) là chỉ báo MT4 đơn giản cho biết xu hướng thị trường và báo hiệu những thay đổi tiềm năng của giá. Đây là phiên bản nâng cao của Chỉ báo Khoảng dao động trung bình thực tế (ATR). Chỉ báo này làm mịn chỉ báo ATR bằng cách tích hợp vào một hệ số gia trọng.
Để xác định các thông số tốt nhất của chỉ báo, hãy đè chỉ báo này lên biểu đồ và thay đổi các thông số WATR_M và ATR để biểu đồ giá di chuyển tương xứng với các đường này
Khi thực hiện chính xác, bạn sẽ có được một biểu đồ như thế này:
Một điều quan trọng cần lưu ý là không có phương pháp riêng lẻ nào có thể giúp đảm bảo xác định xu hướng một cách hoàn toàn chính xác, và các nhà giao dịch khác nhau có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Nhà giao dịch được khuyến nghị nên kết hợp nhiều kỹ thuật và chỉ báo để tăng độ tin cậy của việc phân tích xu hướng. Ngoài ra, điều tối quan trọng nữa là phải xem xét đến khung thời gian được phân tích vì xu hướng có thể khác nhau tuỳ thuộc vào khung thời gian.