Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng (CCI) đo lường mức độ lạc quan hay bi quan của người tiêu dùng thông thường về tình hình tài chính dự kiến của họ. Nói cách khác, Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng cung cấp cái nhìn tổng thể về các điều kiện kinh tế thực tế mà người tiêu dùng nhận biết. Nó là một chỉ số quan trọng cho thấy người tiêu dùng sẽ kích thích nền kinh tế như thế nào trong tương lai. Nếu tình hình tài chính của đa số người tiêu dùng khó khăn, đồng nghĩa với việc sẽ có ít người có đủ khả năng để mua sắm lớn như nhà cửa, ô tô. Và điều này cho thấy cơ cấu chi phí đang khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại hoặc thậm chí là suy thoái. Nếu người tiêu dùng lạc quan hơn, thu nhập cao sẽ cho phép người tiêu dùng thực hiện các khoản mua hàng lớn, từ đó kích thích nền kinh tế trong tương lai.
Đừng quên rằng khoản chi tiêu của người tiêu dùng chiếm khoảng 75% GDP của Hoa Kỳ. Ý tưởng ở đây là nếu có thể nắm được tâm lý của người tiêu dùng và biết yếu tố đó ảnh hưởng đến thói quen mua hàng của họ ra sao, từ đó có thể cung cấp thông tin giá trị trong việc dự đoán hướng đi của nền kinh tế. Nền kinh tế có liên quan ra sao đến niềm tin của người tiêu dùng? Nếu niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, doanh số bán lẻ cũng sẽ tăng theo. Điều này có thể ảnh hưởng đến phần còn lại của nền kinh tế vì khi chi tiêu tăng sẽ cho phép các doanh nghiệp mở rộng, từ đó có thể tăng cường hoạt động thuê nhân công. Nguyên tắc này cũng chính xác theo hướng ngược lại.
Chỉ số được tính toán bằng cách khảo sát khoảng 5.000 người tiêu dùng. Cuộc khảo sát được phân chia giữa các câu hỏi về cảm nhận hiện tại của mọi người và kỳ vọng trong tương lai của họ. Cuộc khảo sát được thực hiện hàng tháng và bao gồm khoảng 50 câu hỏi theo dõi các khía cạnh khác nhau về thái độ của người tiêu dùng đối với điều kiện kinh doanh, điều kiện việc làm và tổng thu nhập gia đình hiện tại và tương lai trong sáu tháng tới.
Vậy làm sao để hiểu dữ liệu Niềm tin của Người tiêu dùng?
Chỉ số được phân tích xoay quanh mốc điểm 100. Giả sử chỉ số trên 100 và đang có xu hướng tăng. Trong trường hợp đó, động thái này cho thấy niềm tin của người tiêu dùng vào tình hình kinh tế trong tương lai tăng lên, khiến họ ít có khả năng tiết kiệm hơn và có nhiều khả năng chi tiền cho các khoản mua sắm lớn trong sáu tháng tới. Nếu giá trị dưới 100 và đang có xu hướng giảm xuống, điều đó cho thấy thái độ bi quan đối với những thay đổi kinh tế trong tương lai, và có thể dẫn đến xu hướng tiết kiệm nhiều hơn và tiêu dùng ít hơn.
Các động lực âm của CCI sẽ đi kèm với tình trạng suy yếu của các chỉ số chứng khoán. Động lực dương của CCI sẽ kích thích sự tăng trưởng của các chỉ số chứng khoán.
Hãy cùng xem một ví dụ cụ thể như sau. Vào ngày 26 tháng 7 lúc 17:00 (GMT+3), Hội đồng Hội nghị đã công bố dữ liệu Chỉ số Giá Tiêu dùng Hoa Kỳ mới nhất. Dữ liệu cho thấy trong tháng trước chỉ số này đã giảm từ 98,4 xuống 95,7. Đầu tiên, chỉ số này nằm dưới mốc 100. Thứ hai, động lực ở đây là mức âm. Thứ ba, kết quả tồi tệ hơn kỳ vọng.
Bởi thế không có gì ngạc nhiên khi các chỉ số chứng khoán bắt đầu giảm sau thông tin nói trên. Đây là một ví dụ về cách phân tích chỉ số này.
Chúc bạn có những giao dịch thuận lợi.