Không có một sự thống nhất nào về việc chọn một mức đòn bẩy tối ưu cho giao dịch. Nhiều nhà giao dịch có xu hướng giữ cho mức đòn bẩy nhỏ nhất có thể vì việc này sẽ giúp họ không mở nhiều vị thế hoặc không mở các vị thế có khối lượng lớn. Các nhà giao dịch khác (chủ yếu là nhà giao dịch mới) cho rằng đòn bẩy làm tăng đáng kể rủi ro cho nhà giao dịch.
Chúng ta cùng tìm hiểu nhanh về cụm từ đòn bẩy.
Đòn bẩy trên thị trường Forex – là tỷ lệ giữa số vốn đi vay từ nhà môi giới với số tiền mà nhà giao dịch sở hữu. Nói cách khác, nhà giao dịch có thể thực hiện giao dịch với số tiền lớn hơn nhiều so với số tiền nạp mà mình có.
Hãy cùng xem ví dụ này:
Giao dịch Forex được thực hiện theo đơn vị “lot” tiêu chuẩn. Một lot tương đương với 100.000 đơn vị của đồng cơ sở. Vậy nên, nếu nhà giao dịch thực hiện giao dịch đồng đôla Mỹ (USD), mở vị thế có khối lượng là 1 lot tiêu chuẩn, nhà giao dịch này đang mua/bán 100.000 đơn vị của tiền tệ này. Theo đó, khi giao dịch với 0,1 lot, chúng ta có 10 000 đơn vị đồng cơ sở (100 000 × 0,1), và 0,01 lot = 1 000 đơn vị đồng cơ sở (100 000 × 0,01).
Thí dụ nhà giao dịch này có 200$ tiền ký quỹ. Mức đòn bẩy của tài khoản giao dịch là 1:200. Điều này có nghĩa là nhà giao dịch có thể giao dịch với số tiền gấp 200 lần số tiền ký quỹ, tức là 40.000$. Ví dụ nhà giao dịch mở một vị thế có khối lượng 0,02 lot (2.000 đơn vị của đồng cơ sở) trên cặp tiền EUR/USD. Trong cặp tiền này, EUR là đồng cơ sở. Do đó, mức ký quỹ của vị thế này là 2000 EUR/200 = 10 EUR. Vì số tiền nạp của nhà giao dịch là theo USD, 10 EUR này sẽ được quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm mở vị thế. Ví dụ nếu tỷ giá EUR/USD tại thời điểm mở vị thế là 1,0050 thì mức ký quỹ sẽ là 10 × 1,0050 = 10,05 USD.
Đòn bẩy có tác động đến mức rủi ro không?
Hãy cùng so sánh hai tài khoản: một tài khoản sử dụng đòn bẩy 1:50, và tài khoản kia sử dụng đòn bẩy 1:500. Trên cả hai tài khoản này, nhà giao dịch mở một vị thế có khối lượng là 0,1 lot (10.000 đơn vị của đồng cơ sở). Và nhà giao dịch đang lỗ 100 pips ở cả hai tài khoản. Số tiền lỗ của tài khoản nào sẽ nhiều hơn? Đáp án: số tiền lỗ của cả hai tài khoản là bằng nhau.
Mức đòn bẩy chỉ tác động đến tiền ký quỹ. Đòn bẩy càng cao thì số tiền ký quỹ cần có để mở vị thế sẽ càng thấp và ngược lại. Nếu bạn sử dụng mức đòn bẩy thấp, bạn sẽ cần bỏ ra nhiều tiền ký quỹ hơn để mở vị thế.
Đây là lý do mà việc nói “đòn bẩy lớn có rủi ro cao” hoặc “đòn bẩy lớn sẽ khiến cho bạn nhanh chóng thua lỗ hết tiền ký quỹ” là không hợp lý. Đòn bẩy cho phép bạn mở nhiều vị thế hơn, nhưng việc quyết định có tăng rủi ro lên hay không lại tùy thuộc vào nhà giao dịch chứ không phải nằm ở mức đòn bẩy.
Hãy nhớ rằng, nếu nhà giao dịch biết cách quản lý vốn thông minh và biết kiểm soát rủi ro, thì mức đòn bẩy không ảnh hưởng đến kết quả của nhà giao dịch. Nếu nhà giao dịch không biết cách kiểm soát rủi ro một cách phù hợp, nhà giao dịch này sẽ nhanh chóng thua lỗ hết tiền trong tài khoản ngay cả với mức Đòn bẩy 1:10 hay 1:1000.
Một số nhà môi giới cung cấp cho nhà giao dịch mức đòn bẩy thả nổi. Đòn bẩy thả nổi là gì? Dạng đòn bẩy này sẽ tự động thay đổi, tùy thuộc vào tổng khối lượng của các vị thế của nhà giao dịch. Khi khối lượng giao dịch tăng lên, mức đòn bẩy này sẽ giảm xuống. Có một sự logic ở đây. Nhà giao dịch càng có nhiều tiền ký quỹ, thì nhà giao dịch sẽ càng cần dùng mức đòn bẩy thấp hơn.
Chúc bạn giao dịch hiệu quả.